Tuesday, December 27, 2016

CÔNG NGHỆ LÀM GỖ ÉP CÔNG NGHIỆP HPL ƯU VIỆT CỦA MARTIN GUITAR

HPL là loại gỗ công nghiệp được Martin sáng chế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của những người say mê, muốn sở hữu một model guitar Martin với mức ngân sách vừa phải.

HPL – gỗ công nghiệp đặc biệt của Martin

Trong bối cảnh những cây đàn làm bằng gỗ thịt (solid wood) ngày càng trở nên đắt đỏ, các “bố già” trong làng như Gibson, Martin, Taylor… luôn phải nỗ lực sáng chế ra các model đàn có mức giá vừa phải mà vẫn đảm bảo được chất âm vốn đã làm nên thương hiệu của mình hàng trăm năm qua. Ví như Gibson với các model 335, 339 hoặc Taylor với các series đầu 1, 2; Martin với X series (có lưng và hông là gỗ ép).
Các model này thường trong tầm giá 700 – 1.000 USD, được làm bằng gỗ ép với công nghệ đặc biệt của từng hãng.
HPL của Martin là viết tắt của High Pressure Laminates. Đây là loại gỗ được Martin sáng chế, dùng nhiệt và áp lực cao, cùng với loại keo chuyên dụng ép các lát gỗ lại. Sản phẩm là một miếng gỗ có bề dày và cân nặng tương đương với một miếng gỗ thịt. Lợi thế của nó là khả năng chịu các loại thời tiết khác nhau cao với mức ngân sách ít hơn.
Lớp gỗ trên cùng Martin thường sử dụng là Sitka Spruce, Mahogany...
Martin DX1AE - Model sử dụng gỗ ép HPL ở lưng và hông
Với công nghệ này, Martin có thể sản xuất ra các model có mức giá thành vừa phải, giúp nhiều người đam mê hãng đàn này có thể sở hữu một cây mà không cần chi ngân sách cao. (ví như dòng X series có lưng và hông sử dụng HPL). Và dĩ nhiên, âm thanh của nó luôn mang chất âm đặc trưng của Martin. Không có lý do gì khiến hãng bỏ đi yếu tố đã làm nên thành công cho mình trong gần 2 thế kỷ qua.

HPL – loại gỗ chịu đựng thời tiết, chịu nước và chịu… lửa

Với công nghệ đỉnh cao của Martin, loại gỗ HPL này có khả năng chịu biến đổi thời tiết, chịu nước và chịu được cả... lửa. Đây là lời giới thiệu về gỗ HPL của Martin. (còn Tân Nhạc Cụ thì khuyên bạn không cần phải thử lửa với em Martin của mình). Những tính năng này đã được chứng minh qua chất lượng của các model của Martin. Và đó là lời giới thiệu của một hãng đàn guitar uy tín bậc nhất, với tuổi đời 175 tuổi.
Quả thực, sản phẩm của Martin đã được tin dùng trên khắp thế giới trong gần 2 thế kỷ qua. Từ những vùng Bác Mỹ có thời tiết lạnh, khô tới những vùng nóng ẩm như Việt Nam… Martin guitars vẫn giữ được chất âm vốn có và tuổi thọ lâu dài, dù làm bằng gỗ ép hay gỗ thịt. Tất cả nhờ công nghệ bậc nhất, bí quyết nhà nghề có hàng trăm năm qua.

Martin Guitar DX1AE có lưng và hông được làm từ gỗ HPL
Vậy nên không phải cứ gỗ ép thì kém chất lượng. Công nghệ xử lý gỗ cũng là yếu tố quan trọng quyết định âm thanh và tuổi thọ của đàn.
Tuy nhiên, với cùng một công nghệ xử lý gỗ tiên tiến, trong cùng một hãng, thì dĩ nhiên gỗ ép không được bằng gỗ thịt.

Chất âm của gỗ ép so với gỗ thịt là 8/10

Nếu bạn chơi một cây đàn Martin gỗ HPL và một cây Martin gỗ thịt (với điều kiện cây gỗ ép rẻ hơn gỗ thịt vài triệu) thì chất âm gần như tương đương nhau. Sự khác biệt chỉ được thấy rõ khi cây gỗ thịt có giá thành cao hơn nhiều so với gỗ ép. Vì thông thường các model gỗ ép có giá vừa phải, chừng 700 – 1.000 USD.
Và dù là gỗ thịt hay gỗ ép, bạn sẽ bị chinh phục bởi những cây đàn guitar Martin từ chất âm “chất lừ” tới vẻ ngoài tinh tế. Vì mỗi model của Martin thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Bạn sẽ yêu nó ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Saturday, August 13, 2016

3 LỰA CHỌN MUA ĐÀN PIANO ĐIỆN

Giữa một "rừng" các model Piano điện của các hãng Yamaha, Roland, Casio..., bạn không biết chọn model nào cho mình. Tân Nhạc Cụ xin copy lại email tư vấn của nhân viên chúng tôi gửi cho khách hàng. Hi vọng qua email này, quý khách sẽ thấy dễ dàng hơn khi chọn cho mình một cây đàn piano điện mới hợp mục đích và ngân sách.
"Chào Chị
Tân Nhạc Cụ xin gửi chị 3 lựa chọn đàn Piano điện để chị dễ chọn cho mình cây đàn phù hợp nhất:
1. Đàn Piano Điện cho người mới chơi, muốn mua cây đàn vừa giá tiền mà đảm bảo chất lượng
Thông thường, tâm lý người mới chơi đàn, do không biết chắc mình có năng khiếu hay không, chơi có lâu hay không, nên muốn mua một cây đàn vừa giá tiền, miễn sao đảm bảo được chất lượng âm thanh và bàn phím cũng như các tính năng cần thiết nhất cho người tập. Sau này chơi tốt, sẽ mua cây tốt hơn.
Trong lựa chọn này, chị có thể lấy Casio CDP 120 (giá 9,8 triệu), hoặc Yamaha P48 (giá 12,5 triệu). Đây là hai model nổi bật nhất trong nhóm này. Ngoài ra chị có thể lấy Yamaha P95B(giá 13,5 triệu). Tuy nhiên cũng không khác biệt lắm.
2. Sự lựa chọn thứ hai là vẫn nhắm vào phân khúc học tập nhưng với các model có chất lượng âm thanh cao hơn với giá trong tầm 15 - 18 triệu. Trong nhóm này chị có thể lấy Yamaha P115B (giá 16,9 triệu) hoặc Casio Px760 (giá 18 triệu).
Khi chị mua đàn trong nhóm này, chị được tặng khóa học 12 buổi tại trung tâm (67 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội).
3. Sự lựa chọn thứ ba là sự lựa chọn tốt nhất với các model đàn piano điện tầm tiền 20 - 30 triệu. Đây là nhóm nhắm mục tiêu cho những người vừa muốn có một cây đàn có chất lượng vượt trội để tập chơi (giúp khả năng cảm thụ âm nhạc rất tốt), vừa muốn chơi bán chuyên nghiệp sau này. 
Vì một cây đàn có thể sử dụng rất nhiều năm trời, nên Tân Nhạc Cụ luôn tư vấn anh/chị nên mua cây đàn TỐT NHẤT mà anh/chị CÓ THỂ ngay từ đầu. Cây đàn tốt nhất giúp khả năng cảm âm của người học đạt mức độ cao nhất, sau này có thể nghe người khác hát và chơi đàn lại, tránh được tình trạng lúc nào cũng phải nhăm nhăm nhìn vào bản nhạc mà không tự mình cảm âm được. Thêm vào đó là khi mua cây đàn tốt rồi, sau này khi trình độ người chơi lên cao, cũng không cần phải đổi đàn nữa. Xét về lâu dài, đây lại là sự lựa chọn tiết kiệm.
Đó cũng là mục đích của các nhà sản xuất khi sản xuất các model này. Ví như Yamaha giới thiệu về phân khúc này như sau: "Phù hợp cho sinh viên bắt đầu học cũng như những người chơi đàn có kinh nghiệm, ARIUS / YDP series cung cấp âm thanh và cảm nhận đàn piano thật sự" (*)
Nhóm này gồm có các model:
Khi chị mua đàn thuộc nhóm này, chị được tặng khóa học 1 thầy 1 trò Tại Nhà Chị (áp dụng cho nội thành Hà Nội).
Nếu chị cần tư vấn sâu và model nào thêm, mời chị gọi 0947.351.622.
Cảm ơn Chị nhiều đã quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của Tân Nhạc Cụ."
(*): Nguồn: http://vn.yamaha.com/vi/products/musical-instruments/keyboards/digitalpianos/arius_series/?mode=series
Trân trọng
Tân Nhạc Cụ
67 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
043 2535 138  -  0947 351 622  - 0915 550 103
http://tannhaccu.com.vn/
Fanpage: Tân Nhạc Cụ

Wednesday, March 9, 2016

Viết cho các bạn muốn mua đàn Guitar 1 triệu trở xuống

Lời giới thiệu của Tân Nhạc Cụ:
Đây là bài viết của một blogger được nhiều người theo dõi (followers). Nhưng trước hết, đây là bài viết của một giáo viên Guitar rất cá tính và phong cách chơi đàn mang dấu ấn riêng. Chúng tôi xin giữ nguyên văn bài viết để giữ được văn phong của tác giả. Bài viết nhận được nhiều lời khen ngợi cũng như không ít lời phản đối về ngôn từ.
"Viết cho các bạn muốn mua guitar 1 triệu trở xuống
Các bạn ngu như con bò ấy!
Các bạn muốn bước vào thế giới âm nhạc, muốn chơi được đàn chỉ bằng cách bỏ ra vài trăm nghìn để mua một cái thùng phát ra mấy tiếng bùm bùm chát chát mà các bạn gọi là guitar đó à?
Lạy Chúa tôi, bạn muốn có được cả một tinh hoa chỉ bằng vài trăm nghìn hay sao? Hoặc là bạn đang phỉ nhổ vào âm nhạc. Hai là bạn quá ngu, đòi sang Mỹ chỉ bằng cái xe đạp.
Cái thứ mấy miếng gỗ ghép lại thành hình cây đàn đó mà bấm Đô trưởng hay La thứ thì nó vẫn chỉ kêu bùm bùm chát chát ấy không bao giờ khiến đôi tai các bạn tiến bộ hơn tai bò.
Tư tưởng tiền ít đòi hít của thơm từ người Việt đã ngấm vào máu các bạn. Mua đồ trung quốc ít tiền rồi lại gào lên chửi đồ tàu. Các bạn ăn cháo đá bát vừa vừa thôi. Bỏ tí tiền ra đòi người ta sản xuất đồ ngon. Này, cứ bỏ tiền nhiều ra như người Mỹ, người Nhật mà xem, xem Trung quốc có đưa có các bạn loại hàng có giá trị không?
Phần lớn mọi người đều xuất thân từ bần nông. Không bao giờ được phép chê điều đó. Nhưng tư tưởng bần nông, đòi làm theo năng lực mà được hưởng theo nhu cầu, đầu tư tí tiền và thời gian mà đòi chơi đàn ngon thì các bạn lên CNXH mà sống.
Dĩ nhiên có bạn sẽ bào chữa rằng tôi mới tập, chưa biết trình độ thế nào, mua cây đàn bình thường, sau này chơi tốt sẽ mua cây tốt.
Xin thưa là còn khuya nhé. Âm thanh của mấy thứ được gọi là đàn đó không bao giờ giúp bạn nghe tốt hơn bò. Các bạn tưởng cứ chơi, cứ chơi rồi dần dần sẽ lên trình? KHông bao giờ luôn. Sau khi vượt qua mấy kỹ thuật bi gin nơ làng nhàng, thì trình của các bạn sẽ mãi chỉ quanh quẩn có thế, dù có chơi vài năm tới cả chục năm đi nữa. Muốn vượt qua cái ngưỡng đó, bạn phải có một cây đàn được gọi là tốt và một người thầy tốt. Không thì quên đi.
Các bạn lớn rồi đúng không? Cũng vài chục tuổi rồi, cũng biết tự bơi cả chục năm rồi đúng không? Nhưng hỏi rằng bạn có bơi được bằng thằng vừa học bơi được 1 năm nhưng được đào tạo bài bản không?
Việc chọn và học đàn cũng vậy. Nếu không rỉ ra được hơn 1 củ, tham gia ít nhất 1 khóa học bài bản thì mãi các bạn cũng chỉ là thằng biết sờ vào đàn, thậm chí đéo biết cầm đàn cho đúng tư thế luôn.
Tôi không bao giờ đánh giá cao cái gì rẻ tiền. Điều đó sẽ chỉ làm mất thời gian, thậm chí khiến các bạn ngu đi. Một cây đàn rẻ tiền như vậy cũng.
Cây đàn tốt sẽ theo bạn cả chục năm trời, giúp đôi tai bạn ngày càng tinh tế hơn. Chỉ 1 vài triệu đồng/10 năm. Quá rẻ!
Vì thế, một là nếu thích thì nên đầu tư tiền và thời gian cho bài bản, sau 2 tháng là chơi được tự tin, thậm chí chơi cả đời cũng sung sướng. Hai là dẹp luôn cái tư tưởng đàn đóm đi, ngu người ra đấy! Bạn sẽ mãi chỉ là một tay làng nhàng.
Để nuôi lớn một tinh hoa, thì không nên cho nó ăn cám lợn."

Review 4 model đàn Guitar chất lượng

Là nhà phân phối hầu hết các thương hiệu nổi tiếng, Tân Nhạc Cụ xin trân trọng giới thiệu một số model đàn Guitar nổi bật của các hãng Kapok (Trung Quốc), Suzuki (Nhật), Lâg (Pháp) và Ibanez (Tây Ban Nha).
Các thương hiệu đàn guitar được bảo hành 1 năm tại Tân Nhạc Cụ, đổi mới trong 1 tháng nếu đàn có lỗi.
  1. Đàn Guitar LD 14 4/4 của Kapok (1,4 triệu đồng)
Bạn là người chơi đàn đã được một vài năm, tuy không nhận là giỏi nhưng cũng đủ khả năng để nhận biết đàn nào chất lượng, action tốt, phím chuẩn, khóa chất lượng, âm thanh hay? Và kinh nghiệm cho bạn biết rằng để có được một cây đàn như trên ít ra giá cũng phải tầm 2 triệu.
Tôi mạo muội cũng xin nhận là người như thế.
Nhưng tôi thực sự đã ngạc nhiên khi LD 14 4/4 lại là cây đàn đạt tiêu chuẩn như thế trong khi nó có giá 1,4 triệu đồng.
Tôi thích size 4/4 dáng tròn đầy của cây đàn này. Nhờ size và dáng như thế, nó có độ cộng hưởng rất tốt, giúp âm bass thực sự trầm và ấm.
Đây là video demo của cây đàn này:
Chi tiết về đàn: Đàn Guitar Kapok LD 14 4/4
  1. Đàn Guitar SDG 15NL của Suzuki
Đây là cây đàn có âm thanh “sang chảnh”.
Đối với model này, tất cả chi phí như EQ, khảm trai… đều được bỏ đi hết và dành tất cả cho âm thanh. Âm thanh của nó cực kỳ thanh thoát và tinh tế. Dù vậy nhưng bề ngoài của nó vẫn rất đẹp và duyên dáng.
Một điểm mạnh nữa của Suzuki SDG 15NL là bàn phím bấm cực mềm. Vẫn là bộ dây D’addario cỡ 11 nhưng khi bấm phím SDG 15NL cảm giác rất thoải mái và nhẹ nhàng. Bộ dây cỡ 11 và thùng đàn tròn đầy giúp đàn giữ được âm bass uy lực trong khi âm tress trong trẻo và tinh tế.
Cây đàn có thể làm thỏa mãn được những người đã chơi đàn lâu lắm. 
Đàn Guitar Suzuki SDG 15NL có giá chỉ còn 2.300.000 (tiết kiệm 480.000 đ).Click để xem chi tiết khuyến mãi: Đàn Guitar Suzuki SDG 15NL
  1. Đàn Guitar T66D của Lâg (Pháp)
Dòng đàn “thần thánh” này gây mưa gió trên nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, United Kingdom, Úc, Hà Lan…
Bạn chỉ cần lên Youtube, gõ Lâg T66D, bạn sẽ xem được rất nhiều video của các nghệ sỹ review cây đàn đẳng cấp này.
Âm thanh sống động, cực kỳ trầm, sâu, toát lên độ lãng mạng của người Pháp và chinh phục được người có đôi tai khó tính nhất.
Ngôn từ khó diễn tả. Mời bạn xem các video và tới 67 Quan Hoa, Cầu Giấy để trực tiếp nghe tiếng và bấm lên phím đàn đỉnh cao của Lâg T66D.
Đàn Guitar Lâg T66D, giá chỉ còn 2.800.000đ, tiết kiệm 500.000 đ. Click để xem chi tiết khuyến mãi: Đàn Guitar Lâg T66D
  1. Đàn Guitar V74E của Ibanez
Ibanez là sự lựa chọn hàng đầu của các Rocker. Các band nhạc như Metallica, Underoath, hay Slayer… đã làm nên tên tuổi nhờ những cây đàn Ibanez huyền thoại. Tiếp tục thành công đó, các model dòng V của Ibanez được các nghệ sỹ lớn trên thế giới chào đón và sử dụng trong các buổi biểu diễn.
Mời bạn xem video các model V72E, V72ECE và V74 của Ibanez hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Tân Nhạc Cụ, 67 Quan Hoa, Cầu Giấy – 043. 2535. 138
Chi tiết về đàn: Đàn Guitar Ibanez V74E
Chúc các bạn chọn được cây đàn như ý!
Có thể bạn quan tâm:

Tuesday, September 2, 2014

5 CÂU HỎI KHI MUA ĐÀN GUITAR

Có nên tự học đàn Guitar, Có nên mua đàn Guitar “rẻ” khi mới học, con tôi có năng khiếu âm nhạc không?….

Wednesday, August 20, 2014

BÁO GIÁ ĐÀN PIANO ĐIỆN TẠI TÂN NHẠC CỤ

Mua đàn Piano điện tặng con, món quà hữu ích cho tâm hồn và tư duy trong suốt cuộc đời bé.